Cửa gỗ bị nở không đóng được là tình trạng thường gặp, đặc biệt vào mùa mưa hoặc khi độ ẩm không khí tăng cao. Hiện tượng này không chỉ gây khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ, an toàn của ngôi nhà. Vậy nguyên nhân vì sao cửa gỗ bị nở, cách xử lý như thế nào và làm sao để phòng tránh? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Nguyên nhân cửa gỗ bị nở không đóng được
Cửa gỗ đóng không khít là do một số nguyên nhân sau:
- Độ ẩm không khí cao: Khi độ ẩm trong không khí tăng cao vào mùa mưa hoặc ở các khu vực gần ao hồ, gỗ sẽ hấp thụ hơi ẩm và xảy ra hiện tượng giãn nở tự nhiên. Khi gỗ giãn nở vượt mức cho phép, cửa có thể bị phồng, kẹt hoặc vênh, không còn vừa khít với khung cửa như ban đầu.
- Thời tiết thay đổi thất thường: Khi nhiệt độ ban ngày cao, ban đêm lạnh, độ ẩm thay đổi liên tục thì gỗ sẽ phải liên tục co giãn để thích nghi. Nếu trong thời gian dài không có biện pháp bảo vệ, cửa gỗ sẽ bị cong vênh, nở phồng không đều hoặc lệch cánh.
- Lắp đặt không đúng kỹ thuật: Lắp cửa gỗ không chừa khoảng hở kỹ thuật giữa cánh cửa và khung bao. Nếu không có khoảng trống để hở thì khi gỗ nở ra, phần mép cửa sẽ bị cấn dẫn đến tình trạng kẹt, khó đóng hoặc hư hỏng bản lề.
- Chất lượng gỗ kém hoặc chưa xử lý kỹ: Nếu cửa được làm từ loại gỗ kém chất lượng, chưa qua quá trình sấy khô, chống ẩm kỹ thì khả năng hút nước và giãn nở sẽ cao hơn.
- Gỗ công nghiệp dễ bị hút ẩm hơn gỗ tự nhiên: Những loại gỗ công nghiệp thông thường, không có khả năng chống ẩm tốt, rất dễ hút nước từ không khí hoặc từ các bề mặt tiếp xúc như nền nhà, tường ẩm,….

Xem thêm: Cửa cổng xếp inox giá bao nhiêu? Top 3 mẫu giá tốt hiện nay
Cách khắc phục cửa gỗ bị nở không đóng được
Cửa gỗ bị nở đóng không khít không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sử dụng. Dưới đây là một số giải pháp:
Kiểm tra phụ kiện cửa
Trước khi cho rằng cửa gỗ bị nở là nguyên nhân khiến cửa không đóng được, bạn nên kiểm tra kỹ toàn bộ hệ phụ kiện như bản lề, chốt khóa, tay nắm và ốc vít. Trong nhiều trường hợp, vấn đề không đến từ gỗ mà do các phụ kiện này bị lỏng, lệch hoặc rỉ sét sau thời gian dài sử dụng.
Hãy dùng tua vít để siết lại các ốc vít bị lỏng, quan sát xem bản lề có bị xệ, gãy chốt hoặc cong vênh hay không. Nếu có, bạn cần điều chỉnh lại vị trí hoặc thay mới. Kiểm tra thêm phần chốt khóa và tay nắm cửa, nếu bị lệch hoặc kẹt thì cũng có thể khiến cửa không đóng khít được.
Kê vật nặng để nén phần cửa bị phồng
Khi cửa gỗ chỉ bị nở nhẹ do thay đổi độ ẩm, bạn có thể áp dụng cách nén bề mặt để giúp gỗ trở lại hình dạng ban đầu mà không cần tháo cửa hay bào mài.
Trước tiên, bạn chọn một vật nặng có bề mặt phẳng và cứng như gạch, đá, thanh sắt hay tấm kim loại. Sau đó, đặt trực tiếp lên vùng gỗ bị phồng. Tiếp theo, dùng búa cao gõ nhẹ. Lực tác động từ từ này sẽ giúp ép bề mặt gỗ xẹp xuống, hỗ trợ giảm độ nở và giúp cửa khép lại dễ dàng hơn.
Phơi khô cửa nếu bị thấm nước
Nếu cửa gỗ bị nở không đóng được do thấm nước mưa dột, rò rỉ, ẩm tường… thì bạn nên tháo rời phần cửa bị ảnh hưởng mang ra phơi khô.
Lưu ý không phơi dưới trời nắng gắt hoặc dùng máy sấy tóc vì nhiệt độ quá cao sẽ khiến gỗ giãn nở đột ngột dẫn đến nứt nẻ hoặc cong vênh nghiêm trọng hơn. Hãy đặt cửa ở nơi thoáng mát, có gió nhẹ để hơi ẩm thoát ra từ từ.
Bào hoặc mài phần gỗ bị nở
Bạn có thể xử lý bằng cách dùng bào gỗ, giấy nhám hoặc máy mài tay để loại bỏ phần gỗ dư thừa ở khu vực bị kẹt thường là mép cửa hoặc cạnh dưới.
Mài từ từ, đều tay và thử đóng mở liên tục để tránh làm hở cửa. Sau khi bào xong, dùng giấy nhám mịn xử lý lại bề mặt rồi sơn phủ hoặc quét lớp chống thấm để bảo vệ gỗ, hạn chế tình trạng hút ẩm và phồng trở lại.

Xem ngay: Cửa tự động là giải pháp thông minh cho nhà ở và công trình
Cách phòng chống cửa gỗ bị nở không đóng được
Để tránh tình trạng cửa gỗ khó đóng mở, bạn cần chú ý:
- Sơn phủ bảo vệ bề mặt gỗ định kỳ: Lớp sơn hoặc vecni trên bề mặt gỗ không chỉ có tác dụng thẩm mỹ mà còn giúp chống thấm, ngăn nước và hơi ẩm xâm vào bên trong gỗ. Bạn nên kiểm tra và sơn lại định kỳ (khoảng 1-2 năm/lần) đặc biệt với các loại cửa tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài như cửa chính, cửa ban công,…
- Giữ độ ẩm luôn ổn định: Độ ẩm cao là yếu tố thúc đẩy quá trình giãn nở của gỗ. Vì vậy, việc sử dụng máy hút ẩm hoặc điều hòa có chức năng hút ẩm sẽ giúp duy trì không khí khô thoáng đặc biệt trong những ngày mưa hoặc khu vực có độ ẩm cao quanh năm.
- Chọn gỗ tự nhiên hoặc gỗ công nghiệp cao cấp: Gỗ tự nhiên như lim, sồi, căm xe,… nếu được xử lý tốt thường có độ bền cao, ít bị cong vênh. Ngoài ra, các dòng gỗ công nghiệp cao cấp như MDF lõi xanh chống ẩm, HDF hoặc gỗ phủ laminate, acrylic cũng là lựa chọn phù hợp trong môi trường dễ ẩm.

Tình trạng cửa gỗ bị nở không đóng được là sự cố mà bất kỳ gia đình nào cũng có thể gặp phải nếu không chú ý đến chất lượng vật liệu, kỹ thuật lắp đặt và bảo quản trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, với những biện pháp xử lý và phòng tránh phù hợp, bạn hoàn toàn có thể giữ cho bộ cửa luôn hoạt động tốt, bền đẹp theo thời gian.
- Mô tơ cổng tự động – Giải pháp thông minh cho ngôi nhà hiện đại
- Bị kẹt tay vào cửa nên làm gì? 3 bước sơ cứu tại nhà ai cũng cần biết
- Cổng sắt dày bao nhiêu là hợp lý? Chi tiết cho các loại cửa
- 5 cách đơn giản xử lý thằn lằn chui vào motor cổng tự động
- Tại sao nên sử dụng cửa kính trượt tự động tại văn phòng?