Hiện nay, có không ít gia đình khi cô dâu mang thai trước hôn nhân phải đi cửa sau mà không được bước qua cửa chính trong ngày cưới. Trong khi đó, xã hội hiện nay, trường hợp này không hề hiếm gặp. Vậy lý do giải thích cho thắc mắc tại sao có bầu trước khi cưới phải đi cửa sau? Liệu đây có phải là một quan niệm cổ hủ cần được xóa bỏ không? Đừng bỏ lỡ câu trả lời tại bài viết dưới đây.
Mục lục
Tại sao có bầu trước khi cưới phải đi cửa sau?
Mặc dù hiện nay, khi xã hội ngày càng phát triển, quan niệm về hôn nhân và gia đình cũng tiến bộ hơn khá nhiều nhưng tại một số địa phương tại Việt Nam, đặc biệt là vùng sâu vùng xa vẫn còn tồn tại rất nhiều hủ tục cần được xóa bỏ. Một trong số đó là việc có bầu trước khi cưới phải đi cửa sau.
Dưới đây là một số nguyên nhân được đưa ra để giải thích cho việc “tại sao có bầu trước khi cưới phải đi cửa sau” theo quan niệm dân gian ông cha ta để lại.
Thứ nhất, đây được coi là một điều không đúng chuẩn mực
Trước khi cưới, theo quan niệm, vợ chồng không được có hành vi “vượt giới hạn”, người con gái phải giữ gìn sự trong trắng cho người con trai. Do đó, khi có bầu trước khi cưới, xã hội và gia đình sẽ coi đây là một sự “không chuẩn mực trong đạo đức” nên không được phép đi cửa chính vào nhà.
Đi cửa sau trong đám cưới được hiểu là cô dâu không chính thức bước chân vào nhà chồng và sẽ phải đi vào nhà chồng bằng cửa hậu hoặc lối đi phụ.
Thường trong xã hội phong kiến, những người con gái mang thân phận thiếp, vợ hai… mới đi theo lối đấy. Còn người vợ chính thức sẽ bước chân vào nhà trai theo cửa chính thể hiện sự công nhận của gia đình nhà trai với cô dâu mới.
Do đó, khi người con gái có bầu trước khi cưới thì hai bên gia đình phải tổ chức đám cưới kín đáo, đơn giản hoặc thậm chí không được tổ chức đám cưới như các lễ cưới thông thường. Và thực tế, đây là quan niệm sai lầm, xuất phát từ suy nghĩ trọng nam khinh nữ từ thời xa xưa để lại.

Thứ hai, cô dâu có bầu trước bị coi là xui xẻo
Cũng có nhiều quan niệm cho rằng, khi có bầu trước khi cưới sẽ bị coi là xui xẻo, không may mắn. Ngoài ra, cũng theo phong tục ngày xưa, nhiều ông cha ta quan niệm việc có bầu trước khi cưới có thể ảnh hưởng đến danh dự của gia đình, thậm chí cô dâu mang thai trước khi cưới có thể mang đến điều xui xẻo cho gia đình nhà chồng như khiến gia đình chồng làm ăn lụi bại, gặp hạn, gặp điềm gả.
Do đó, khi cô dâu có bầu trước khi cưới phải đi cửa sau để giảm bớt những điều không may mắn trong cuộc sống. Qua đó, giúp cuộc hôn nhân trở nên hạnh phúc hơn.
Thậm chí, có nhiều gia đình còn yêu cầu cô dâu phải đi qua lửa, đi qua đòn gánh hoặc cô dâu phải đi qua hàng rào nếu lỡ có bầu trước khi cưới và chắc chắn không được bước vào bằng cổng chính của gia đình nhà trai.
Cô dâu có bầu trước khi cưới thường phải đối mặt với gì?
Chắc hẳn sau khi tìm hiểu được lý do tại sao có bầu trước khi cưới phải đi cửa sau theo quan niệm cổ hủ ngày xưa, chúng ta có thể thấy, đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm.
Do đó, nếu trong cuộc sống hiện đại ngày nay mà vẫn còn tồn tại những quan niệm cổ hủ như vậy, cô dâu sẽ phải đối mặt với khá nhiều buồn phiền. Có thể kể đến một số vấn đề mà cô dâu có bầu trước khi cưới phải đối mặt dưới đây:
Thủ tục tổ chức đám cưới bị thay đổi
Theo phong tục cưới hỏi từ xưa để lại, nếu gia đình nhà trai vẫn còn giữ quan niệm có bầu trước khi cưới phải đi cửa sau sẽ ảnh hưởng đến trình tự, thủ tục tổ chức đám cưới.
Trong các bước không thể thiếu của đám cưới như dạm ngõ, ăn hỏi, xin dâu, lễ cưới, rước dâu… thay vì được đi cửa chính thì cô dâu có thai trước phải đi cửa sau, thủ tục đám cưới bị rút ngắn hoặc bỏ qua.
Thậm chí nhiều gia đình vì áp lực dư luận mà cảm thấy xấu hổ nên tổ chức đám cưới một cách kín đáo, gấp gáp, đơn giản, khiến đám cưới của cô dâu chú rể không được trọn vẹn như dự tính ban đầu.

Xem thêm: Cổng nhà đặt bên trái hay bên phải để đón may mắn, thu hút tài lộc
Tâm lý của cô dâu chú rể bị ảnh hưởng
Là những người trong cuộc, chính cô dâu và chú rể sẽ là những người chịu nhiều áp lực nhất nếu hai bên gia đình vẫn giữ quan niệm có bầu trước khi cưới phải đi cửa sau.
Khi đó, cô dâu sẽ cảm thấy rất tủi thân vì đám cưới của mình lẽ ra phải là ngày trọng đại, được tổ chức đáng nhớ và như mơ thì lại phải tổ chức kín đáo, thậm chí bản thân còn không được đi cổng trước mà phải đi vào nhà chồng bằng cổng sau.
Đặc biệt, khi cô dâu gặp trường hợp này sẽ tủi thân vì cảm thấy bản thân không được gia đình nhà chồng coi trọng, thậm chí còn bị đánh giá là không tốt.
Ngoài ra, chú rể trong trường hợp này cũng gặp áp lực không nhỏ từ gia đình và dư luận bởi ánh mắt dò xét từ họ hàng, bạn bè… sẽ khiến chú rể không thoải mái trong ngày vui của mình.
Có nên xóa bỏ quan niệm có bầu trước khi cưới phải đi cửa sau?
Từ lý do tại sao có bầu trước khi cưới phải đi cửa sau có thể thấy đây là một quan niệm hoàn toàn cổ hủ và đáng bị lên án. Bởi trong xã hội hiện đại, nhiều người đã có cái nhìn thoáng hơn trong việc mang thai trước hôn nhân.
Do đó, thực tế tại khá nhiều nơi của nước ta, tục lệ này đã bị bãi bỏ và các bên gia đình đều tổ chức đám cưới như bình thường. Thậm chí, ngày nay còn có không ít gia đình nhà trai vui mừng vì con dâu sắp cưới của mình đã có thai bởi nghĩ rằng, không chỉ cưới con dâu mà còn có thêm cả cháu nội.
Bởi vậy, việc bỏ hủ tục có bầu trước khi cưới phải đi cửa sau là hoàn toàn đúng đắn và nên được đẩy mạnh thực hiện trong chính gia đình và xã hội ngày nay. Bởi về bản chất, hôn nhân là chuyện của hai bên nam nữ, chúng ta không nên quá đặt nặng cái nhìn của những người xung quanh đến chuyện tình cảm của mình.
Hai người yêu nhau và tiến đến hôn nhân thì quan trọng nhất vẫn là tình yêu, sự trách nhiệm và sự thấu hiểu của hai vợ chồng trong suốt cuộc đời.

Xem ngay: Cửa cổng tự động nhập khẩu chính hãng kèm báo giá
Trên đây là bài viết giải thích tại sao có bầu trước khi cưới phải đi cửa sau theo phong tục cưới hỏi cổ hủ trước đây. Chúng ta nên có cái nhìn khách quan và tích cực hơn trong việc mang thai trước khi cưới nhưng cũng không thể cổ xúy, cổ vũ cho hiện tượng này.
Song song với việc loại bỏ các hủ tục phong kiến thì mỗi đôi nam nữ cũng cần phải trang bị cho mình đầy đủ kiến thức về hôn nhân gia đình, về việc quan hệ trước khi cưới để có thể đối mặt với những khó khăn nếu lỡ có bầu trước khi tổ chức đám cưới hoặc tránh những mâu thuẫn, rủi ro không mong muốn khi thiếu hiểu biết.