5 cách đơn giản xử lý thằn lằn chui vào motor cổng tự động

Nhận biết các dấu hiệu thằn lằn bò vào cổng tự động

Thằn lằn chui vào motor cổng tự động sẽ dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như chập điện, hư hỏng bo mạch và khiến motor hoạt động không bình thường. Nguyên nhân đến từ môi trường ấm, ẩm và các khe hở trong thiết kế motor. Để bảo vệ thiết bị, người dùng nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa như đặt vỏ trứng, sử dụng tinh dầu sả, bột cà phê, hành tây và ghi nhớ việc vệ sinh motor định kỳ. Cùng tìm hiểu chi tiết nội dung hơn trong bài viết  sau của Thủy Linh Long!

Nguyên nhân thằn lằn chui vào motor cổng tự động

Motor cổng tự động là thiết bị vận hành cổng ra vào, được lắp đặt phổ biến tại nhà riêng, công ty, khu công nghiệp… Tuy nhiên, một tình trạng khá phổ biến nhưng ít ai ngờ đến là thằn lằn thường chui vào motor.

Do môi trường ẩm và ấm

Thằn lằn là loài bò sát có khả năng thích nghi tốt, có thể sinh sống ở đa dạng môi trường. Trong số đó, motor cổng tự động trở thành nơi ẩn nấp hấp dẫn với loài này.

Bởi motor cổng tự động thường có không gian kín và tỏa nhiệt nhẹ. Đây là môi trường lý tưởng trú ẩn của chúng, đặc biệt vào ban đêm và mùa mưa.

Tình trạng thằn lằn chui vào motor cổng tự động khá phổ biến
Tình trạng thằn lằn chui vào motor cổng tự động khá phổ biến

Do motor có nhiều khe hở

Hầu hết motor cổng được lắp đặt ngoài trời, gần vườn cây, nơi có nhiều côn trùng và bò sát sinh sống. Vì thế, thằn lằn chui vào các khe hở của motor khi đang tìm kiếm thức ăn là điều khó tránh khỏi.

Nhiều thiết kế motor cổng tự động chứa nhiều khe hở, không có lưới chắn, gioăng cao su bảo vệ. Đây là một trong những lý do khiến motor gặp sự cố.

Dấu hiệu cho thấy thằn lằn chui vào motor của cổng tự động

Dưới đây là một số dấu hiệu giúp người dùng phát hiện ra thằn lằn chui vào motor cổng tự động:

  • Cổng không đóng mở được như bình thường, di chuyển giật cục và dừng đột ngột.
  • Thấy mùi khét, khói bốc ra từ motor.
  • Motor phát ra tiếng rít, tiếng ù hoặc âm thanh lạ.
  • Thấy phân thằn lằn bên trong và xung quanh motor.

Nếu thấy một trong những dấu hiệu kể trên, hãy nhanh chóng tắt nguồn motor và kiểm tra nhằm xử lý kịp thời.

Nhận biết các dấu hiệu thằn lằn bò vào cổng tự động
Nhận biết các dấu hiệu thằn lằn bò vào cổng tự động

Hậu quả của việc thằn lằn chui vào motor cổng tự động

Dưới đây là những vấn đề phổ biến người dùng có thể gặp phải khi thằn lằn chui vào motor.

Chập cháy linh kiện

Khi thằn lằn di chuyển vô tình chạm vào các điểm tiếp xúc điện, gây ra hiện tượng đoản mạch. Đoản mạch có thể làm cháy các linh kiện điện tử bên trong motor bao gồm bo mạch điều khiển, tụ điện, transistor… Hậu quả là motor hoạt động không ổn định hoặc tạm dừng hoàn toàn.

Hư hỏng bo mạch

Ngay cả khi không gây chập điện, xác thằn lằn vẫn ảnh hưởng đến bo mạch. Chúng có thể bám vào các linh kiện, làm nhiễu đường truyền tín hiệu, khiến motor hoạt động chập chờn, lúc chạy lúc không.

Không chỉ vậy, chất thải của thằn lằn còn chứa axit uric, một loại hợp chất không tan trong nước và có tính ăn mòn. Nếu lâu ngày không vệ sinh và bảo dưỡng motor, phân thằn lằn ăn mòn và gây hỏng linh kiện.

Thằn lằn chui vào motor gây hư hỏng linh kiện
Thằn lằn chui vào motor gây hư hỏng linh kiện

Xem ngay: Cách xử lý chuột gặm đứt dây điện cửa tự động hiệu quả nhất

Làm kẹt động cơ

Khi thằn lằn mắc kẹt trong các bộ phận như bánh răng hay dây curoa, motor sẽ bị cản trở. Khi đó, cổng có thể không mở hết, đóng không đúng hành trình, thậm chí bị đứng hoàn toàn.

Nếu tiếp tục sử dụng cổng tự động khi động cơ đang bị kẹt, các linh kiện bên trong thiết bị sẽ bị hỏng nặng hơn. Vì vậy, người dùng nên kiểm tra và vệ sinh khu vực motor định kỳ 1 – 2 tháng/lần.

Cách đuổi thằn lằn chui ra khỏi motor cổng tự động

Thủy Linh Long xin hướng dẫn chi tiết cách đuổi thằn lằn chui vào motor cổng tự động đơn giản như sau.

Dùng tinh dầu xả

Trong tinh dầu sả có chứa citronellol và geraniol, hai hoạt chất có tác dụng ức chế hệ thần kinh và tiêu hóa của loài bò sát. Cả thằn lằn và rắn đều rất sợ mùi hương này.

Hãy nhỏ vài giọt tinh dầu sả quanh khu vực motor hoặc pha loãng với nước rồi thường xuyên xịt để hạn chế thằn lằn xâm nhập. Thực hiện chưng cất tinh dầu xả tại nhà cũng khá đơn giản chỉ với 2 nguyên liệu gồm lá và thân cây sả.

Sử dụng bột cà phê và thuốc lá

Tiến hành trộn lẫn hai nguyên liệu bột cà phê và thuốc lá lại với nhau để tạo ra một hợp chất có tác dụng xua đuổi thằn lằn. Khi thằn lằn vô tình ăn phải hỗn hợp này sẽ tự khắc rời đi.

Đây là cách hiệu quả được nhiều người sử dụng để đuổi thằn lằn ra khỏi nhà. Chú ý, cần vệ sinh khu vực đặt bẫy thật kỹ để tránh làm bẩn không gian sống.

Bột cà phê và thuốc lá giúp đuổi thằn lằn
Bột cà phê và thuốc lá giúp đuổi thằn lằn

Dùng vỏ trứng gà

Một cách đơn giản nhưng hiệu quả để xua đuổi thằn lằn chui vào motor cổng tự động là đặt vỏ trứng tại các lối ra vào. Lưu ý, giữ nguyên hình dạng vỏ trứng thay vì nghiền nát, bởi thằn lằn có xu hướng tránh xa những nơi có dấu hiệu của kẻ săn mồi.

Người dùng chỉ cần đặt 2 nửa vỏ trứng ở những vị trí quan trọng như trước cổng và sau cổng. Để đảm bảo hiệu quả, nên thay vỏ trứng sau khoảng 2 – 3 tuần, vì vỏ trứng cũ sẽ làm giảm tác dụng và trở nên mất vệ sinh.

Dùng hành tây

Hành tây không chỉ là một nguyên liệu quen thuộc trong nấu ăn mà còn là cách tự nhiên giúp xua đuổi thằn lằn khỏi motor cổng tự động. Mùi hăng đặc trưng của hành tây gây khó chịu cho khứu giác và ảnh hưởng đến hệ thần kinh của chúng.

Hiện nay, có 2 cách tận dụng hành tây được nhiều người áp dụng nhất là:

  • Treo hành tây nguyên củ tại những nơi thằn lằn thường xuất hiện.
  • Cắt nhỏ hành tây, pha cùng với nước và xịt quanh khu vực cổng tự động.
Nguyên liệu hành tây dễ tìm kiếm
Nguyên liệu hành tây dễ tìm kiếm

Đặt băng phiến vào 1 góc motor

Băng phiến hay còn gọi là long não, một chất kết tinh có tác dụng khử mùi và xua đuổi côn trùng như ruồi, muỗi, gián, chuột. Đặc biệt, băng phiến không chỉ giúp loại bỏ nguồn thức ăn yêu thích của thằn lằn, mà còn khiến chúng rời đi.

Hãy đặt vài viên băng phiến ở những vị trí gần motor ở cổng tự động. Thế nhưng, cần cẩn thận khi sử dụng băng phiến trong nhà có trẻ nhỏ hoặc vật nuôi, vì băng phiến có thể gây hại đến sức khỏe nếu vô tình nuốt phải.

Lưu ý khi xử lý thằn lằn chui vào motor tự động

Một vài điều cần chú ý khi xử lý tình trạng thằn lằn chui vào motor cổng tự động.

  • Ngắt nguồn điện: Đảm bảo an toàn trước khi xử lý.
  • Kiểm tra và loại bỏ thằn lằn: Kiểm tra kỹ các khe hở, linh kiện điện tử. Sử dụng găng tay và dụng cụ để loại bỏ thằn lằn.
  • Kiểm tra và sửa chữa hư hỏng: Kiểm tra các linh kiện điện tử, dây điện. Thay thế các linh kiện bị hỏng.
  • Gọi thợ sửa chữa chuyên nghiệp: Nếu không tự xử lý được, hãy gọi thợ sửa chữa hoặc nhà cung cấp để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.

Muốn hạn chế tình trạng thằn lằn chui vào motor cổng tự động, hãy tạo môi trường không thuận lợi cho chúng bằng cách áp dụng các mẹo đuổi thằn lằn tự nhiên và bảo dưỡng thiết bị định kỳ vài tháng một lần. Sự chủ động trong việc bảo vệ motor sẽ giúp cổng tự động hoạt động trơn tru và bền hơn.

Xem ngay: Báo giá thiết bị cửa tự động nhập khẩu chính hãng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *