Cửa lùa tự chế là giải pháp tốt để tận dụng diện tích, tối ưu không gian và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, còn nhiều người băn khoăn về tính an toàn, thẩm mỹ và hiệu quả sử dụng khi làm cửa lùa tại nhà. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn 4 cách làm cửa lùa tại nhà đơn giản, tiết kiệm.
Mục lục
Cửa lùa tự chế có an toàn không?
Một trong những câu hỏi được đặt ra đầu tiên khi làm cửa lùa tại nhà chính là: “Cửa lùa tự chế có an toàn không?” Câu trả lời là có, nếu bạn thực hiện đúng cách và sử dụng vật liệu phù hợp.
Khi tự làm cửa lùa, bạn chủ động hơn trong việc kiểm soát chất lượng vật liệu. Bạn có thể tự chọn loại gỗ, kim loại, ray trượt… phù hợp với nhu cầu và tiêu chuẩn an toàn của gia đình.
Ngoài ra, khi tự làm bạn sẽ dễ dàng kiểm tra từng công đoạn, không bị phụ thuộc vào thợ thi công.
Tuy nhiên, khi làm cửa lùa, bạn cũng cần lưu ý:
- Sai kỹ thuật có thể gây nguy hiểm: Nếu không lắp đúng ray trượt hoặc không cố định chắc chắn khung cửa, cửa có thể rơi ra hoặc kẹt, gây nguy hiểm cho người sử dụng.
- Khả năng chịu lực hạn chế: Một số loại vật liệu rẻ tiền có thể không đảm bảo độ bền nếu cửa được sử dụng thường xuyên.
- Vấn đề cách âm, cách nhiệt: Cửa lùa tự chế thường không có gioăng cao su chuyên dụng như cửa công nghiệp, nên khả năng cách âm và cách nhiệt kém hơn.
Tóm lại, tự làm cửa lùa an toàn, miễn là bạn thực hiện đúng quy trình và đảm bảo sử dụng vật liệu chất lượng.

4 cách làm cửa lùa tự chế đơn giản
Dưới đây là 4 phương pháp tự làm cửa lùa tùy theo độ phức tạp, ngân sạch bạn có thể tham khảo:
Làm cửa lùa tự chế bằng gỗ pallet
Gỗ pallet là vật liệu cực kỳ phổ biến bởi giá thành rẻ, dễ tìm và dễ xử lý.
Cách làm: Gồm 4 bước:
- Bước 1: Tách các thanh pallet ra, cắt theo kích thước mong muốn.
- Bước 2: Ghép các thanh gỗ pallet thành tấm cửa bằng đinh hoặc keo chuyên dụng.
- Bước 3: Lắp ray trượt bằng kim loại hoặc bánh xe trượt đơn giản.
- Bước 4: Sơn phủ hoặc đánh bóng để tăng độ bền và thẩm mỹ.
Ưu điểm:
- Giá rẻ
- Có tính thẩm mỹ, mang lại phong cách mộc mạc, vintage.
- Dễ thi công
Nhược điểm:
- Khả năng chịu lực kém nếu không xử lý kỹ.
- Có thể bị cong vênh nếu dùng gỗ chưa khô.

Xem ngay: Các loại bánh xe cửa lùa: cấu tạo, phân loại và cách lựa chọn
Tự làm cửa lùa tại nhà bằng ống nước và gỗ công nghiệp
Ngoài gỗ pallet, bạn có thể sử dụng ống nước PVC và gỗ công nghiệp để làm cửa lùa. Đây là cách làm khá sáng tạo, giúp bạn có được chiếc cửa lùa độc đáo.
Ống nước sẽ làm khung, gỗ công nghiệp sẽ sử dụng làm tấm cửa.
Cách làm: Gồm 3 bước
- Bước 1: Tạo khung bằng ống nước PVC. Sử dụng keo chuyên dụng để nối các ống nước lại với nhau cho chắc chắn.
- Bước 2: Cố định tấm gỗ vào khung bằng vít hoặc keo bắn.
- Bước 3: Lắp bánh xe hoặc ray trượt bên trên để cửa có thể di chuyển.
Ưu điểm:
- Phong cách độc đáo, thú vị
- Dễ tùy biến theo không gian.
Nhược điểm:
- Cần dụng cụ cắt gỗ, cắt ống chuyên dụng.
- Thi công phức tạp hơn.
Tận dụng cửa cũ làm cửa lùa
Một trong những cách nhanh nhất để có cửa lùa tự chế là tận dụng lại cửa gỗ hoặc cửa nhôm cũ trong nhà.
Cách làm: Gồm 4 bước:
- Bước 1: Tháo cửa cũ khỏi bản lề
- Bước 2: Gắn thêm bánh xe hoặc hệ ray treo (loại thường dùng trong cửa lùa tủ quần áo)
- Bước 3: Điều chỉnh lại kích thước nếu cần
- Bước 4: Sơn lại để làm mới cửa theo sở thích.
Ưu điểm:
- Tận dụng đồ cũ, tiết kiệm chi phí.
- Nhanh chóng, không cần nhiều công đoạn.
Nhược điểm:
- Khó chỉnh sửa kích thước nếu không có dụng cụ chuyên dụng.
- Cửa cũ có thể bị xuống cấp, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Xem thêm: Cửa tự động nhập khẩu chính hãng giá tốt 2025
Làm cửa lùa mini bằng bộ phụ kiện bán sẵn
Ngoài 3 phương pháp trên, bạn có thể mua bộ phụ kiện làm cửa lùa mini bán sẵn. Cách này phù hợp với cửa lùa tủ quần áo hoặc nhà vệ sinh.
Bộ phụ kiện đã bao gồm ray trượt, bánh xe, ốc vít, và hướng dẫn lắp đặt chi tiết.
Cách làm: Gồm 3 bước:
- Bước 1: Mua bộ phụ kiện cửa lùa phù hợp với kích thước cửa bạn muốn làm. Cắt gỗ theo kích thước mong muốn
- Bước 2: Lắp ray và bánh xe theo hướng dẫn
- Bước 3: Treo cửa lên và căn chỉnh
Ưu điểm:
- Có sẵn phụ kiện, dễ lắp đặt.
Đảm bảo hoạt động trơn tru. - Chi phí rẻ hơn cửa lùa đặt làm sẵn.
Nhược điểm:
- Chỉ phù hợp làm cửa lùa mini
Lưu ý khi làm cửa lùa đảm bảo an toàn
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả sử dụng lâu dài, bạn nên lưu ý một số điều sau:
- Đo đạc kỹ càng trước khi thi công: Một sai số nhỏ có thể khiến cửa không khít, gây kẹt hoặc không trượt được.
- Chọn ray trượt chất lượng tốt: Đừng tiết kiệm quá mức, ray trượt là linh kiện quan trọng nhất trong hệ thống cửa lùa.
- Xử lý bề mặt gỗ kỹ càng: Nếu dùng gỗ tự nhiên, cần đánh bóng, sơn phủ để tránh mối mọt, ẩm mốc.
- Kiểm tra tải trọng ray và bánh xe: Nếu cửa quá nặng mà dùng ray nhỏ sẽ rất dễ hỏng.
Thường xuyên bảo trì: Bôi trơn ray, kiểm tra vít định kỳ để tránh rơi lệch hoặc kẹt cửa.
Cửa lùa tự chế là một lựa chọn thông minh cho những ai yêu thích sáng tạo, mong muốn tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa không gian sống. Tuy nhiên, để đảm bảo tính an toàn và thẩm mỹ, bạn cần nghiên cứu kỹ càng trước khi bắt tay vào thực hiện. Chỉ cần một chút khéo léo và kiên nhẫn, bạn hoàn toàn có thể tạo ra một bộ cửa lùa không chỉ tiện dụng mà còn mang đậm dấu ấn cá nhân.